(Công nhận theo Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 09/02/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

 

I. TÊN GỌI DI TÍCH:  Đền Cương Khấu Lộc Sơn

Tên thường gọi trong nhân dân: đền Cương Khấu Đại Vương hoặc Đền Rú Trôốc.

II. ĐỊA ĐỂM:

Đên Cương Khấu Lộc Sơn nằm ở phía Đông - Nam núi Trôốc thuộc địa phận làng Mỹ Lộc, Tổng Vân Tán, nay là Tổ dân phố 3, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tǐnh.

Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh theo quốc lộ 1A về phía Nam 13 km rẽ trái theo huyện lộ 11 khoảng 1,5 km. Từ đây theo trục đường liên Tổ dân phố đến  sát chân Rú Trôốc là khu vực phân bố của đền Cương Khấu Lộc Sơn.

III. SỰ KIỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ:

- Tìm hiểu về lịch sử xây dựng Đền Cương Khấu Lộc Sơn và nhân vật được thờ ở đây là một vấn để khó khăn do thiếu những tư liệu thành vǎn kể cả chính sử và dã sử. Tuy vậy, qua khảo sát nghiên cứu thực địa di tích và qua các tài liệu dân gian sưu tẩm, tìm hiểu trong nhân dân địa phương, đặc biệt qua đối sánh tài liệu lịch sử có thể khẳng định đền Cương Khấu Lộc Sơn là một di tích lịch sử hội tụ đây đủ các chứng cứ lịch sử khách quan và khoa học.

Trước hết là khu di tích có quy mô không đô sộ, to lớn nhưng còn giữ gân như nguyên vẹn hình hài các công trình kiến trúc cổ trong một không gian đặc biệt hiếm có của vị trí cảnh quan thiên nhiên với những cây đa, cây muỗm hàng trăm năm tuổi, cùng những huyền thoại về công trời, động Tam điệp gắn với sự tồn tại của Rú Trôốc - Lộc Sơn.

Truyền ngôn dân gian vùng này kể rằng, Rú Trôốc Lộc Sơn có từ khi khai thiên lập địa do ông Khổng Lô chuyển đất đáp dãy núi phía tay bị đứt quang gánh rơi xuống mà thành ra Rú Trôốc và Rú Nhược. Đền Lộc Sơn được xây từ thế kỷ 15, đặt ở Đông Nam Rú Trôốc dựa lưng vào các tǎng đá lớn của Ðộng Tam Điệp. Thời ấy, ở đây núi rừng hoang vu, cây cối rậm rap, địa hình hiểm trở, thuận tiện làm nơi trú quân, cất dấu lương thực, luyên tập võ nghệ. Bấy giờ có tướng Nguyễn Biên, quê ở vùng Phù Lưu huyện Thiên Lộc (nay là huyện Lộc Hà) khởi nghĩa giúp Lê Lợi đánh quân Minh. Nghĩa quân đóng ở Động Choác (tức núi Hoắc Sơn xã Cẩm Hưng) rổi từ đây tiến quân đánh địch ở vùng Hương Sơn, Kỳ Hoà (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên bây giờ). Sau đó đồn trại Thượng tướng Nguyễn Biên dời vể đóng ở vùng Cát Thiên (nay là TDP 5, thị trấn Cẩm Xuyên). Sau một trận đánh lớn ông bi thương và hy sinh, quân lính chôn cất ông trên nền đồn trại cũ, cùng dân làng lập đển thờ vị tướng có công với nước với dân (Đền thờ Thượng tướng Nguyễn Biên hiện nay). Một viên tướng cùng đội quân được cử vể đóng tại Rú Trôốc, tương truyền đó là vị tướng người họ Nguyễn giữ chức “tiêu binh kỵ mã”. Ông ra sức xây thành đắp luỹ, luyện tập cùng nhân dân khai thác đất đai, tăng gia sản xuất tích trữ lương thực phục vụ cho kháng chiến. Nhờ vậy ông cùng nghĩa quân đánh thắng địch hết trận này sang trận khác, tiếng tăm lẫy lừng cả vùng vào tận Ðèo Ngang.

Sau ngày kháng chiến thắng lợi, ông được Vua Lê Thái Tổ phong là Cương Khấu Ðại Vương và các triều vua Hậu Lê đều ban sắc phong thần là Dực Bảo Trung Hưng Tối Linh Tôn Thần. Tiếc rằng các sắc phong hiện nay không còn, nhung theo lời kể của các cụ cao tuổi trong vùng thì trước đây có 5 đạo sắc lưu giữ tại đền.

Hàng năm vào 3 kỳ lễ mổng 7 tháng giêng (khai hạ), mồng 5 tháng 5 (Đoan Ngọ) và rằm tháng 6 (Lục Ngoạt) dân làng tổ chức rước sắc và lễ hội 2-3 ngày liển nhằm tôn vinh công đức của vị thành hoàng Cương Khấu Lộc Sơn.

Xét vể bối cảnh và sự kiện lịch sử cũng như tín ngưỡng dân gian, nhiểu nhà nghiên cứu cho rằng đển Cương Khấu Đại Vương hay Cương Khấu Lộc Sơn là đền thờ một danh nhân lịch sử vị anh hùng dân tộc là Cương Quốc Công Nguyễn Xí, người có công lao vô cùng to lớn đối với lịch sử dân tộc duới 4 triểu vua thời Lê Sơ đầu thế kỷ 15. Sau khi ông mất nhân dân khắp mọi miển đểu tôn vinh ngưỡng mộ nên xây dựng đền đài thờ tự hết sức tôn nghiêm. Từ thời Lê, Nguyễn các địa phương như Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế...đều lập đền miếu thờ Nguyễn Xí. Riêng ở Hà Tǐnh, đền thờ Nguyễn Xí được xây dựng ở nhiều vùng thường gắn với dòng họ Nguyễn Đình như xã Tân Lộc,Thanh Lộc (huyện Can Lộc), Đức Yên (Đức Thọ), Cẩm Huy,Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Thạch Tân (Thạch Hà) ... Đặc biệt tại huyện Nghi Xuân quê hương Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Xí tổn tại như một sự hiển nhiên: đền Yên Ninh, đền Thượng, đền Động Gián (xã Cương Gián), đền Cương Khấu Phú Lạp (xã Cổ Đạm), đền Cương Khấu (xã Luân Liên). Sắc phong thần và các long văn thờ ở các đền miếu này đều chép tương tự nhau: Bản thuộc Quốc công linh thông Cương Khấu khai cơ tán trị yên nội ninh ngoại lịch triểu gia phong thượng thượng đẳng tối linh tôn thần (đền Cương Khấu Cổ Đạm, Xuân Liên) hoặc: Bản thuộc quốc công linh thông Cương Khấu tối linh đại vương, phụng lịch triều gia phong chư mỹ tự thượng thượng đẳng tối linh tôn thân và bức đại tự “Thần bộ giáng” nghĩa là Thần thiên giáng (đền Yên Ninh). Lời văn cúng đền Lộc Sơn chép “Cung duy tôn thần, thành cẩn dực nghiêm hoàng nghi đoan túc dực bảo trung hung Cương khấu đại vương thượng thượng đẳng tối linh tôn thần. Đồng thời tại đây còn lưu giữ bức đại tự khắc vào gian chính trung diện là : Duy nhạc giáng (có nghĩa là Thần lình giáng).

Xét về tước hiệu "Cương Quốc công", " Cương Khấu Đại Vương" hay tên Đền thờ "Cương Khấu" có nhiều cách lý giải khác nhau. Chữ Cương có thể lấy theo tên địa danh quê hương (Cương Đoán, Cương Gián) để tôn vinh và ghi nhớ công lao của Nguyễn Xí, hoặc ngược lại địa danh Cương Đoán, Cương Gián là lấy theo tước hiệu (Cương Quốc Công, Cương Khấu Đại Vương) của Nguyễn Xí để quê hương lưu truyền và ghi ơn ông. Một ý nghĩa khác theo chiết tự chữ Hán: Cương ở đây là dây cương, Khấu là dây thắt yên ngựa. Tên đền Cương Khấu (Phú Lạp, Cương Đoán Lộc Sơn) hay Cương Khấu Đại Vương là có ý nói nhà vua tin cậy vị tướng này như gia thần của mình, là người cầm cương giữ nuớc cho muôn dân trăm họ.Vì những lẽ trên các nhà nghiên cứu Hán Nôm và địa phương học đều cho rằng đền Cương Khấu Lộc Sơn là tên gọi của đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí.

Công lao và sự nghiệp của Cương quốc công Nguyễn Xí duọc ghi chép khá tỉ mỉ và đầy đủ ở nhiều tài liệu chính sử cũng như các công trình nghiên cứu quốc gia. Ông là một danh nhân lịch sử xứng đáng được tôn vinh như một anh hùng dân tộc. Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) trong một gia đình làm nghề nấu muối ở làng Động Gián, Tổng Cổ Đạm, nay là xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nội là Nguyễn Hợp, cha là Nguyễn Hội, mẹ là Vũ Thị Hạch, cả gia đình sau đó chuyến ra định cư và làm nghề nấu muối ở làng Thượng Xá, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An..

Tương truyền đến làng Thượng Xá nghề nấu muối của gia đình cụ Nguyễn Hội rất phát đạt và sản phẩm được mang đi bán khắp nơi, tận miền thượng du tỉnh Thanh Hoá. Từ đó họ thân quen với gia đình cụ Lê Khoáng, thân sinh Lê Lợi ở đất Lạm Sơn. Một thời gian sau, cha mẹ đều mất sớm, hai anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí được gia dình cụ Lê Khoáng cưu mang chăm sóc và chọn vào làm công ở trại Lam Sơn. Lê Lợi lớn hơn Nguyễn Xí 12 tuồi, là nguời có tài trí khác thường. Ông làm quan Phụ đạo sách Khả Lam (Lam Sơn) khi mới 20 tuôi và luôn coi anh em Nguyễn Xí như người thân ruột thịt trong nhà.

Năm 1400 nhà Hồ chiếm ngôi nhà Trần. Năm 1414 lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", nhà Minh kéo quần sang xâm lược và thôn tính nước ta. Những chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh đã làm cho nhân dân ta điêu linh khốn khổ, đất nước suy tàn. Không chịu cảnh áp bức bóc lột dã man của quân Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, anh hùng hào kiệt bốn phương tụ nghĩa nhằm đánh đuồi quân xâm lược. Đất Lam Sơn trở thành nơi hội tụ hiền tài, hào kiệt, ra sức tăng gia sản xuất, tích luỹ lương thực, luyện rèn võ nghệ chuẩn bị dấy bình khởi nghĩa. Hai anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí tham gia từ đầu các hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa của Lê Lợi ở trại Lam Sơn.

Tháng giêng năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi được tôn vinh là Bình Định Vương cùng các tướng sĩ làm lễ tế cờ khởi nghĩa tại đất Lam Sơn và lấy Lam Sơn làm khu căn cứ của cuộc khởi nghĩa. Hai anh em Nguyễn Biên, Nguyễn Xí sớm có mặt trong hàng ngũ nghĩa quân. Nguyễn Xí được giao "Binh phù" chỉ huy đội quân Thiết dột, là đội quân xung kích cận vệ của bộ chỉ huy.

Cuộc khởi nghĩa mới dấy lên liền bị quân Mình tập trung bao vây, càn quét.

Quân Minh tập trung lực lượng bao vây, cô lập quân khởi nghĩa và gây nhiều tồn thất lớn cho nghĩa quân Lam Sơn. Tướng Lê Lai đã nghĩ kế sách "liều mình cứu Chúa" tự mình khoác áo hoàng bào, giả danh Bình Định Vương dựng cờ lên ngựa, đem 500 quân đánh thắng Sở chỉ huy của quân Minh. Lê Lai cùng nghĩa quân bị bắt và đưa về thành Tây Dô, Bộ chỉ huy Lam Sơn liền rút quân khỏi cǎn cứ Chí Linh trở lại căn cứ Lam Sơn tiếp tục xây dựng lực lượng kháng chiến. Còn quân Minh khi biết mắc mưu Lê Lai, chúng ra lệnh phanh thây Lê Lai và chém giết dã man nhiều nghĩa quần cận vệ của ông, trong đó có Nguyễn Biện anh trai của Nguyễn Xí.

Nǎm 1424, Lê Lợi chuyển hướng chiến lược tiến quân vào Nghệ An (bao gồm cả Hà Tĩnh bây giờ) xây dựng "Đất đứng chân" tiếp tục kháng chiến. Trên đường tiến quân, Nguyễn Xí cùng bộ chỉ huy Lam Sơn và nghĩa quân tiếp tục chiến đấu và chiến thắng giòn giã: Hạ đồn Đa Căng (Thanh Hoá), tiêu diệt địch ở trận Bồ Đằng "sấm vang chớp giật", trận Trà Lân "trúc chẻ tro bay", tiêu diệt hàng ngàn quân địch cùng các tướng Trần Trung, Thiên Hộ Truơng Bản... Tiếp đó trận phục kích đón đánh địch ở Khả Lưu, Bồ Ải, tướng tiên phong Hoàng Thành từ trận, Đô ty Chu Kiệt cùng hàng 'ngàn quân lính bị bǎt làm tù binh, Trần Trí, Phương Chính phải rút về thành Nghệ An cố thủ. Thừa thắng tiến công, nghĩa quân Lam Sơn đã tiến đánh địch ở vùng Kỳ Hoa (Hà Tĩnh), Tân Bình, Thuận Hoá (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế) bao vây thành Diễn Châu và Tây Đô (Thanh Hoá) giải phóng một vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến tân Tam Diệp (Ninh Bình). Năm 1426 Bộ chỉ huy Lam Sơn chuyển hướng chiến lược tiến quân ra Bắc bằng hai đạo quân bao vây thành Đông Đô. Nguyễn Xí được phong Thượng tướng quân cùng tướng Đình Lễ và Lê Chí chi huy đạo quân tinh nhuệ gồm 3000 quần kéo ra phía Nam thành Đông Đô nghi bình phô trương thanh thế, cô lập thành Đông Đô mở đầu cuộc tấn công giành thắng lợi quyêt định của nghĩa quân. Lê Lợi quyết định chuyến đại bản doanh từ Đỗ Gia (Hương Sơn- Hà Tĩnh) ra Thạnh Hoá dể chỉ huy cuộc tiến công chiến luợc này.

Sau đó Lê Lợi lại chuyển đại bản doanh từ Thanh Hoá ra Phù Liệt (Thanh Trì) đối diện với thành Đông Đô, trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Vòng vây của nghĩa quân ngày càng khép chặt Đông Đô. Ngày mồng 3 tháng 8 (1427) tướng Vương Thông đem quân tinh nhuệ tấn công đánh phá doanh trại nghĩa quân ở Phù Liệt. Lê Lợi ra lệnh cho Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 500 quân thiết đột giải vây, truy đuổi địch chạy về thành Đông Đô. Nhưng đến Mi Động (nay là phường Mai Động - Hà Nội) thấy quân đuổi theo không nhiều, bọn Vương Thông xua quân trở lại đánh trả, voi của nghĩa quân bị sa lầy, lực lượng lại ít, tướng Đình Lễ và Nguyễn Xí đều bị bắt đưa về thành Đông Ðô, Đinh Lễ bị giết hại còn Nguyễn Xí bị bắt giam. Nhờ dùng mưu lược lừa bọn gác ngục nên Nguyễn Xí trốn thoát trở về với nghĩa quân. Lê Lợi cử ông tiếp tục chỉ huy đạo quần của mình và chuyển đại bản doanh của mình từ Phù Liệt sang Bồ Dề (Bắc Ninh) dối diện Đông Đô. Vua Minh lại cử thêm 20 vạn quân, 3 vạn ngựa chia làm 2 mũi tiến vào nước ta để cứu vãn tình thế cho quân Minh sau những thất bại nặng nề. Đội quần tinh

nhuệ của Lê Lợi do Nguyễn Xí chỉ huy được huy động tham chiến.

Tháng 10 năm Đình Vị (1427) quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Chi Lăng - Xương Giang lọt vào ổ phục kích của nghĩa quân và bị tiêu diệt hoàn toàn. Tổng binh Liễu Thăng từ trận, phó Tổng binh Lương Minh bị chém đầu, Thượng thư Lý Khánh thắt cố tự tử, bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc bị bắt sống và hơn 3 vạn quân Minh đã bị tiêu diệt. Cánh quân của Mộc Thạnh từ Vân Nam xuống mới đến Lào Cai nghe tin bại trận của Liễu Thăng đã hoảng loạn “dẫm dạp lên nhau mà chạy". Quan quân ở thành Đông Đô và các thành khác náo loạn, sự hãi đều cởi giáp xin hàng. Chiến thắng Chi Lǎng - Xương Giang đã kết thúc 20 năm cai trị của quân Minh và 10 năm kháng chiến bền bỉ anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi cùng các tướng lĩnh tài giỏi chỉ huy, trong dó tiêu biểu là tướng quân Nguyễn Xí.

Sau ngày chiến thắng ca khúc khải hoàn, ngày 21 tháng 2 năm Mậu Thân (1428) Bình Định Vương Lê Lợi xét ban tước Hầu cho 88 người, Nguyễn Xí được phong tước Liệt hầu đứng bậc thứ 5 trong 9 bậc tước Hầu.

Ngày 29 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, dời Đông Đô thành Đông Kinh mở đầu triều đại nhà Lê. Nguyễn Xí được tiến cử giữ chức Long hổ thượng tướng quân, Suy trung bảo chính công thần, được ban quốc tính (mang tên họ vua) là Lê Xí. Nguyễn Xí đã cùng các quan đại thần văn võ đem hết lòng trung thành và khả năng của mình chung lo ổn định triều đình, chấn hưng đất nước. Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu (1433) vua Lê Thái Tổ băng hà, Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên ngôi vua tức Lê Thái Tông. Trước khi mất vua để lại di chiếu cho Nguyễn Xí giữ chức "phụ nhiếp chính triều" ( diều hành triều chính nhà Lê). Nguyễn Xí đã hết lòng phụng sự vua Lê Thái Tông ổn định triều chính, xây dựng đất nước. Vua bị bệnh ác tính mất sớm (1442), Lê Băng Cơ mới 14 tháng tuổi nối ngôi quá bé nhỏ. Trong triều có lời bàn tán đưa Nguyễn Xí lên làm vua, ông từ chối và chỉ nhận chức "Nhập nội đô đốc" cùng Hoàng thái hậu nuôi dạy Lê Nhân Tông trưởng thành và điều hành triều chính. Lê Nhân Tông lên ngôi vua nhưng thực quyền nằm trong tay Hoàng hậu và bọn nịnh thần, chúng xúi giục gây nhiều tai hoạ trong triều, trong đó vụ án oan khiên của Nguyễn Trãi và gia đình ông là một đại hoạ thảm khốc. Nguyễn Xí cũng bị vu cáo buộc tội chết nhưng được chiếu cố là bậc cựu thần nhiều công lao nên miễn chức Thái bảo đứng bậc ba trong Tam thái trông coi cả việc quân và việc dân của triều đình. Đặc biệt ông tập trung khai hoang sân xuất, lập chợ phát triển kinh tế để nhân dân được an cư lạc nghiệp. Ông chủ trương lập các khu dân cư mới, chia ruộng cho binh sĩ và người bị hại, chia ruộng hương hỏa thờ phụng tổ tiên. Những tù binh cũ được tổ chức sản xuất, thunầ hoá thành người lương thiện trong cộng đồng cư dân Đại Việt.

Năm 62 tuổi, khi Nguyền Xí dược nghỉ hưu ở nhà riêng thi triều đình xảy ra việc chiếm ngôi vua Lê Nhân Tông của bọn làm phản Lê Nghi Dân. Lê Nghi Dân là con trưởng của vua Lê Thái Tông nhưng vi nghe bọn gian thần, nhà vua giáng làm Lạng Sơn Vuơng rồi đưa Lê Băng Cơ là con vợ thứ lên ngôi. Vì lòng thù oán, Lê Nghi Dân và Hoàng thái hậu tiếm ngôi vua đổi niên hiệu là Thiên Hưng (1459). Trước sự kiện này các công thần trong triều đều tức giận và tìm cách lật đổ lập lại triều chính. Với uy tín của mình và vì đại nghĩa, Nguyễn Xí lập mưu giả vờ đau mắt làm mù để đánh lạc hướng bọn phản tặc. Bọn chúng ngờ vực dùng mọi kế để thứ, bên sai người mang con trai sơ sình của Nguyễn Xí là Duy Tân đặt trước ngưỡng của ra vào dể xem ông có mù thật không. Hy sinh tình nhà để mưu việc lớn, Nguyền Xi rén lòng dẫm chết con mình giải toả sự nghi ngờ của bọn gian thần phản nghịch. Nhân dự một buôi đại tiệc của Nghi Dân, Nguyễn Xí cùng các công thần bất ngờ cho đóng của thành rồi bǎt và giết hết bọn phản nghịch truất ngôi Nghi Dân, dưa Lê Tư Thành lên ngôi, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, tức Lê Thánh Tông (1460). Từ dây nhà Lê đóng góp cho lịch sử dân tộc một vương triều cực thịnh và toàn diện nhất trong khuôn khổ chế độ phong kiến Đại Việt, ngang tầm với quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. Những người có công tạo dựng nên vương triều Lê Thánh Tông trước hết phải kể dến cựu công thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nguyễn Sư Hồi, Lê Niệm….

Với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và cả trong công cuộc chấn hưng đất nước dưới 4 triều Lê sơ, Nguyễn Xí xứng đáng là bậc anh tài kiệt xuất, đức độ cao cả, nhân nghĩa thuỷ chung, là tấm gương soi sáng muôn đời. Cả gia đình ông cũng được các triều vua Lê hết lời ca ngợi công đức và ban thưởng chức tước hậu hĩnh.

- Nguyễn Xí dược phong Thái sư Cương quốc công - bậc đầu trong Tam thái. Vợ ông được phong là Quốc phu nhân.

- Thân phụ Nguyễn Xí ( Nguyền Hội) được truy phong Thái Bảo Đình quận công - bậc 3 trong Tam Thái . Mẹ Nguyễn Xí được phong Quận phu nhân.

- Anh trai Nguyễn Xí dược phong Thái phó Nghiêm Quận công, bậc hai trong Tam thái.

- Con trai Nguyền Xí là Nguyễn Sư Hồi được ban quốc tính và cấp 130mẫu ruộng, một trong 8 người được cấp ruộng thế nghiệp cao nhất.

Ngày 30 tháng 10 năm Át Dậu (1465) Nguyễn Xi lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 69 tuổi. Nhà vua thương tiếc bỏ 3 ngày không ngự triều, sai cấp đồ vật, tiền bạc làm lễ tang Nguyễn Xí và truy phong ông " Thái sư Cương quốc công, đặc ân Khai quốc, thụy Nghĩa vụ", vợ ông được phong là "Thục Nhân". Ngày 13 tháng 12 năm Ất Dậu, vua sai triều đình chuyển linh cữu Nguyễn Xí từ thành Đông Kinh về mai táng bên cạnh mộ thân sinh tại quê làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

IV. KHẢO TẢ DI TÍCH

Đền Cương Khấu Lộc Sơn nằm trong thửa đất 402/1828 từ bản đồ số 9 lập tháng 11 năm 2003, loại bàn đồ địa chính chính quy do UBND xã Cầm Huy (nay là UBND thị trấn Cẩm Xuyên) trực tiếp quản lý, bao gồm các công trình kiến trúc chính là tam quan, tắc môn, hạ điện, trung điện và thượng diện. Khu đền ngoảnh hướng nam lệch phía Tây chút ít, mặt trước và sau Đền là đuờng liên thôn thông lên rú Trôốc. Hai bên là đất ở của dân mới định cư gần đây, khuôn viên đền nằm ở chân Rú Troốc nên cốt mặt bằng cao dần từ ngoài cổng vào đến Thượng điện.

Công vào đền là hai cột nanh xây gạch và vôi vữa hàu  cao 5,4m, thân vuông 0,84m x 0,84m, đế vuông 1,60m x 1,60m cách nhau 3,1m. Mặt trước và trong của cột nanh khấc 2 đôi câu đối, nay bị bong lở không đọc được nhưng cột nanh cơ bản vẫn nguyên, trước đây được đắp chạm cầu kỳ và tinh tế.

Tắc môn xây hình chữ nhật, đế cao 0,3m - dài 3,3m - rộng 0,55m, thân cao 1,5m - dài 3,2m - dày 0,45m, mặt trước tắc môn chạm nổi hình rồng, phuợng chầu mặt trời bổ cục chặt chế và mang tính nghệ thuật cao.

Qua tắc môn là khoàng sân dài 7,00m - rộng 6,30m. Hạ điện truớc đây xây gạch lợp ngói vảy nhưng bị bom Mỹ đánh hỏng năm 1968 nay chỉ còn phần nền móng dài 6,40m - rộng 3,30m.

Trung diện ba gian xây gạch, mái bê tông cấy ngói vảy. Hệ thống cột kèo, xà ngang, xà dọc dều đúc bê tông giả gổ. Hai vì kèo gian giữa gồm có 4 cột cái đường kính 0,22m, cao 3,4m, hai vì kèo gian bên và các cột đắp tượng trưng gắn với hệ thống tường bao 4 phía. Mặt tiền trổ 3 của đi kích thước giống nhau, rộng 1,32m - cao 1,8m. Tường sau trổ ba cửa thông lên thượng điện, cửa giữa rộng 1,6m - cao 1,8m, hai cửa bên rộng 0,6m - cao 1,8m. Các đuôi xà ngang, xà dọc giáp các góc cột đều đắp nổi hoa văn đao bay rất mềm mại. Bờ nóc dắp lưỡng long chầu nguyệt, các góc mái đều đắp dao guột cong vút.

Mặt tiền khắc 4 chữ Hán trên của gian chính "Cương Khấu Lộc Sơn" và đôi câu đối:  Miếu đài chung cổ anh linh cổ

   Thể thức trường tân thế đại tân

Nghĩa là:    Nền nếp bền lâu muôn đòi mới

           Miếu đền xưa cổ mãi linh thiêng

Hai trụ gian bên khắc câu:   Ức vạn cổ sơn hà nhật nguyệt

                       Thiên bách niên lễ lạc y quan

Nghĩa là:    Muôn thưở núi sông đất trời vĩnh viễn

           Nghìn năm lễ lạt áo mũ phụng thờ

Bài trí nội thất trung diện: Gian giữa đặt bộ yên thư bằng gỗ sơn son thép vàng, đặt lư hương, đôi hạc gỗ, chần đèn và mâm chè. Phía trên khắc 3 chữ Hán vào tường: "Duy nhạc giáng" nghĩa là (thần lình giáng). Hai bên bàn thờ khắc đôi câu đối vào hai cột chính.: Dịch thế huân danh đàm mỹ ấm

                Thiên thu hương hỏa tự thần hưu

Nghĩa là:      Muôn đời công đức dày phúc ấm

             Nghìn năm huơng khói sáng ơn thần

Hai gian bên khắc đôi câu đối:   Y quan xu bái nghi văn cổ

                  Lễ nhạc tôn nghiêm vận sử tân

Nghĩa là:      Áo mũ lễ nghi giữ (nếp) thể thức xưa

Lễ nhạc tôn nghiêm theo (nề)văn hiến mới

Thượng diện nối thông với trung điện qua khoảng sân rộng 1,5m được xây tường khép kín, phía trên đổ mái bằng. Thượng điện xây gạch, bố cục 3 gian nhỏ (diện tích gần 10m2) mái đổ bê tông dán ngói vảy. Mặt tiền trổ 3 của đi, cửa giữa rộng 0,90m - cao 1,80m, hai cửa bên rộng 0,60m - cao 1,80m. Bờ nóc thuợng điện đắp lưỡng long chầu nguyệt, các góc mái đắp đao guột tạo mái cong mềm mai.

Gian giữa thượng diện đặt bàn thờ 3 cấp, lớp trên cùng đặt giá ngai bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hai bên dựng 2 bức biển gỗ chữ Hán "Túc tĩnh, hồi tỵ" (nghĩa là: nghiêm trang, xa tránh). Giữa là bàn thờ đặt mâm bồng, mâm chè, đài trản, chúc bản bằng gỗ. Phía trước là hương án gỗ cổ đặt lư hương sứ, chân đèn và đôi hạc thờ bằng gỗ.

Theo ý kiến của các cụ cao tuổi trong làng cho biết khu đền này từ xa xưa cùng thời với đền thờ Nguyễn Biên (tướng quân của Lê Lợi chống quân Minh). Năm Mậu Thìn (1928) dân làng Mỹ Lộc trùng tu ngôi thượng điện và trung điện. Năm Canh Thìn (1940) trùng tu ngôi hạ điện, các công trình nay đều được xây gạch và vôi hàu, các cấu kiện kiến trúc và mái đúc bê tông cốt bằng tre. Các vật liệu này hiện vẫn còn nguyên trạng có giá trị cổ về kiến trúc truyền thống của vùng Hà Tīnh.

V. THỐNG KÊ HIỆN VẬT DI TÍCH:

TT

Tên hiện vật

Chât liệu

Số lượng

1

Giá ngai

Gỗ

1

2

Hạc

Gỗ

4

3

Ống hương

Gỗ

4

4

Chân đèn

Gỗ

4

5

Mâm bồng

1

6

Mâm chè

Gỗ

2

7

Đài trản

Gỗ

6

8

Chúc bản

Gỗ

1

9

Biển thẻ

Gỗ

2

10

Kiếm

Gỗ

2

11

Lư hương

Gỗ

2

 

 

TỔNG CỘNG

29 hiện vật

 

 

 

VI. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT:

Đền Cương Khấu Lộc Sơn là công trình kiến trúc phục vụ việc thờ cúng, là nơi thờ phụng và tôn vinh công lao một nhân vật lịch sử nổi tiếng đó là Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Sinh thời ông đã tham gia nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Trải bốn triều vua thời Lê Sơ, ông đã tân tâm, tận lực phục vụ giúp nhà Lê xây dựng đất nước phát triển bền vững ngang hàng với các quốc gia cường thịnh ở khu vực Đông Nam Á. Trong bài chế của vua Lê Thánh Tông có đoạn viết: Xét (Nguyễn Xí) khí độ trầm hùng, tính người cương đại. Giúp Cao Hoàng (Lê Thái Tổ) khi mở nước trăm trận gian nan, phò Tiên khảo (Lê Thái Tông) lúc thử thách hết lòng giúp dân . Ra vào hết chức phận tướng văn, tướng võ. Trước sau giữ trọn tiết làm tôi, làm con. Giữ mình có đạo hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi. Nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt. Các quan đều ngưỡng mộ phong thái, bốn biển đều ngưỡng mộ uy thanh... công lao như thể đâu dám coi thường.

Đền Cương Khấu Lộc Sơn là công trình có giá trị kiến trúc độc đáo đến nay còn giữ gìn khá nguyên vẹn. Thượng điện, trung điện và hệ thống tam quan còn giữ nét kiến trúc truyền thống sử dụng loại vật liệu địa phương là vôi hàu trộn mật mía để làm gạch xây và làm chất kết dính mà đến nay vẫn còn vững chắc.Toàn bộ công trình không đồ sộ nhưng xây dựng theo quy mô truyền thống gồm tam quan, tắc môn, hạ, trung và thượng diện. Việc thờ tự cũng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản như bố trí các bức đại tự câu đối, các bàn thờ và đồ tế khí và đặc biệt ở dây còn lưu giữ dược khá nhiều các dồ thờ cổ. Tất cả những giá trị đã nêu có ý nghĩa góp phần tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử của địa phương cũng như của đất nuớc.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
    PHÁT THANH CẨM XUYÊN
    Thống kê: 174.233
    Trong năm: 72.756
    Trong tháng: 4.659
    Trong tuần: 1.742
    Trong ngày: 181
    Online: 13