ĐỀN THỜ THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN BIÊN(Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BVHTTcủa Bộ Văn hóa thông tin ngày 29/10/2003)
I. Tên gọi:
Đền thờ Thượng tướng Nguyễn BiênTên trong dân gian: Đền Thượng Tướng.II. Địa chỉ:Đền thờ Thượng tướng Nguyễn Biên thuộc thôn 5 xã Cẩm Huy cũ, nay là Tổ dân phố 5 thị trấn Cẩm Xuyên.III. Sự kiện nhân vật lịch sử:Giặc Minh sang cướp nuớc ta, cuộc khởi nghĩa của cha con Hồ Quý Ly thất bại một cách nhanh chóng bởi triều đình lủng củng, nhà Hồ không biết tập hợp lực lượng toàn dân đoàn kết chống giặc cứu nước. Trước sức mạnh của ngoại xâm, nhà Hồ chống chọi không nổi, đã rời thành Tây Đô (Thanh Hoá) chạy trốn quân Trương Phụ rượt đuổi, Hồ Quý Ly bị bắt ở núi Thiên Cầm, Kỳ La ( huyện Cẩm Xuyên) và Hồ Hán Thương bị bắt ở núi Cao Vọng Kỳ Hoa ( Kỳ Anh) đã kết thúc triều đại nhà Hồ và để lại bài học đau lòng trong lịch sử Việt Nam. Giặc Minh bạo ngược đặt ách đô hộ tàn bạo trên đất nước ta.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi cầm đầu đã tập hợp nhiều anh hùng hào kiệt khắp nơi cùng nhân dân cả nước đã đứng lên chống giặc. Nguyễn Trãi tìm đến vị lãnh tụ áo vải với "Bình Ngô sách", bàn kế giết giặc trong tình thế buổi đầu cuộc kháng chiến, giặc Minh còn mang lực lượng nghĩa quân còn buổi đầu sơ khai. Ðể bảo toàn và phát huy lực lượng, được hiến kế của Nguyễn Chích, Lê Lợi đã chủ trương dựa vào rừng núi Nghê An ( bao gồm cả Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay) là vùng đất rộng và có nghīa khí để làm chỗ dừng chân phát triển lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Trong cuộc hành quân đó nghīa quân đã tiến vào Hà Tĩnh. Đặc biệt 4 năm trước khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Hà Tīnh biết bao anh hùng hào kiệt, những người con yêu nước và nhân dân ở một số nơi của Hà Tīnh đã nỗi dậy để giải phóng quê hương duới ách đô hộ của giặc Minh. Một trong những người anh hùng địa phương cầm đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Nam Hà Tĩnh lúc bấy giờ có Nguyên Biên.Theo bản “Bình Ngô Thượng Tướng Đại vương linh thần” chép trong sách “Nghệ an bách thần sự tích" thì lúc trẻ Nguyễn Biên thường gọi là Ông Dung quê xã Phù Lưu, huyện Phi Lộc (Nay là xã Hồng Lộc –huyện Can Lộc – tỉnh Hà Tĩnh). Đây là vùng đất hẹp nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, cách biển khoảng 4km, đồng ruộng đã ít, dất đai khô cần và chua mặn. Đòi sống nhân dân vì thế khổ cực. Nguyễn Biên đã cùng một số bà con rời quê hương vào khai hoang dưới chân núi Choác ở làng Khả Luật nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Nhưng dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Minh, trên quê hương mới, Nguyễn Biên và những người dân địa phuơng lại chịu muôn vàn cơ cực. Với lòng yêu nước, thưong dân thiết tha, Nguyễn Biên nổi dậy giành lại cuộc sống, góp phần giải phóng quê huơng đất nước. Trước hết Nguyễn Biên cùng với những người bạn ở vùng quê (Can Lộc) lấy hang Đông Choác làm cǎn cứ xây dựng lực lượng. Động Choác thung lũng nằm dưới núi Choác xung quanh có núi bao bọc như một bức tường thành thiên tạo. Địa thế ở đây vừa kín đáo vừa hiếm trở rất thuận lợi, có thế phòng thủ và có thế mở rộng xuống đồng bằng, nằm giữa huyện Kỳ La, là trung tâm của châu Nam Tĩnh thuộc làng Khả Luật nay là xã Cẩm Hưng – huyện Cẩm Xuyên. Từ đây ông khai hoang trồng lúa, hoa màu xây dựng đồn trại, sắm binh khí, chiêu mộ quân. Được nhân dân hưởng ứng, Nguyễn Biên nhanh chóng xây dựng lực lượng nghĩa quân và phát triển mau chóng một lực lượng kháng chiến quan trọng ở Động Choác và dựng cơ sở khởi nghīa vào mùa xuân nǎm Canh Tý (1420). Trại chính đặt tại Kẻ Cấm, với các địa danh ở Cẩm Hưng còn lưu truyền đến ngày nay như Cựu Khâu, Bến Bè, Bãi Vọi, đường Voi đi, Cồn Hỏa Hiệu... là những nơi chúng có tin cây để biết được lực luợng và khí thế của nghĩa quân lúc bấy giờ và qua đó thấy đuợc ngoài binh khí ra ta còn có thuyền chiến và Voi trân.Được tin Nguyên Biên khởi nghĩa quân Minh kéo vào đàn áp. Chúng đóng quân trên gò đất cao cách Ðộng Choác về phía Bắc 1,5 km để chuẩn bị tấn công vào cǎn cứ nghĩa quân. Nhưng Nguyễn Biên đã dành quyền chủ đông, bất ngờ đánh úp tiêu diệt đội quân Minh đi đàn áp. Nơi quân địch đóng quân và bị nghĩa quân tiêu diệt đến nay vẫn mang tên Đống Khách hay còn gọi nền thằng Ngô (Cẩm Hưng - Cẩm Xuyên). Trận thắng đầu tiên cổ vũ mạnh mẽ nghĩa quân và nhân dân trong vùng. Nguyễn Biên dựa quân đánh chiếm hai huyện Kỳ La, Hà Hoa ( thuộc Châu Nam Tĩnh). Trên cơ sở khu vực được giải phóng, mở rộng. Ông dời cơ sở chỉ huy từ Kẻ Cấm trong Động Choác ra đóng ở thôn Cát Thiên (xã Cẩm Huy- huyện Cẩm Xuyên ngày nay). Tại đây, Nguyễn Biên tiếp tục phát triển lực lượng nghīa quân và cũng cố khu giải phóng. Đặc biệt Nguyễn Biên tổ chức khai phá đất hoang, kết hợp cày ruộng và đánh giặc, chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Nhiều vùng đất hoang dưới chân núi Choác và xung quanh núi Nhược được khai phá thành ruộng đồng, góp phần cung cấp lương thực cho nghĩa quân và phát triển khu vực giải phóng. Lợi dụng lúc quân Minh ở Nghệ An gặp khó khăn không thể tiếp viện cho quân Minh ở Châu Nam tĩnh, nghĩa quân đứng ra giải phóng nhiều làng xã phía Bắc, mở rộng vùng giải phóng từ Rào Cái đến Ðèo Ngang.Nhân dân trong vùng sống cuộc đời tự do vô cùng phấn khởi đã cùng với nghĩa quân quyết tâm bảo vệ khu cǎn cứ và vùng giải phóng.Vừa sản xuất vừa luyện tập nghĩa quân đã đánh lui nhiều đợt tấn công của quân Minh. Lúc bây giờ phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã bùng lên dữ dội và lan ra khắp cả nước. Nghīa quân Lam Sơn sau một thời gian nuôi dưỡng lực lượng đang tiến quân vào Nghệ Tĩnh chiếm lấy vùng cǎn cứ chiến lược quan trọng này làm chỗ đứng chân. Ở vùng giải phóng Châu Nam tĩnh. Nguyễn Biên đã thấy sự lúng túng và nguy cơ sụp đổ của quân đô hộ nhà Minh,ông ra súc xây dựng đội quân của mình để một thời gian sau đó có thể tiến ra Bắc đánh đuổi chúng. Ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng quê hương xứ Nghệ và góp phần giải phóng đất nước đang thôi thúc ông. Nhiều lần ông đã nghĩ đến một cuộc bao vây và tiêu diệt địch ở các châu trị, phủ trị xung quanh.Tháng 10 nǎm Giáp Thìn (10-1424) nghĩa quân Lam Sơn ở Thanh Hoá tiến vào Kỳ Sơn - Nghệ An. Với thanh thế của nghĩa quân Lam Sơn, các thú līnh nghĩa quân như Phan Liêu, Lô Văn Luật, Cầm Quỳ ở Châu Ngọc Ma và Nguyễn Biên ở Châu Nam tĩnh đều tự nguyện quy tụ dưới ngọn cò đại nghĩa quân Lam Sơn.Sau khi quy tụ vào nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Biên vẫn tiếp tục chỉ huy đội quân của ông chiến đấu. Ông đem quân sỹ giải phóng toàn bộ Châu Nam tĩnh, trấn giữ mặt Nam Nghệ An. Từ đó quân sỹ của Nguyễn Biên vừa cùng với nhân dân chǎm lo xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, vừa góp phần cùng nghĩa quân Lam Sơn chiến dấu. Nguyễn Biên đã đưa quân ra góp sức bao vây vùng Nghệ An và đánh nhiều đồn địch ải. Ở cương vị chỉ huy Nguyễn Biên đã lập nhiều công trạng to lớn, được Lê Lợi và các tướng trong bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mến phục và ông được phong chức" Bình Ngô thượng tuớng quân". Xông pha với trận tuyến, ông đã bị thương trong một trận đánh. Sau khi bị thương ông biết mình sẽ không qua khỏi đã cǎn dặn quân sỹ một lòng vì nghĩa nước và đưa ông về Kẻ Cấm, nhưng khi về dến làng Hầu Thượng hay Cát Thiên (nay là xã Cẩm Huy - Cẩm Xuyên) thì ông mất, quân sỹ và nhân dân thương tiếc và an táng ông trên nền trại, và lập đền thờ để tưởng nhớ người anh hùng quê hương đã có công khai phá đất lập làng và đánh giặc cứu nước.Cuộc đời chiến đấu oanh liệt và hoài bão cứu nước cao cả của ông là tấm gương sáng ngời mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người dân xứ Nghệ. Nghĩa khí trung kiên niềm hoài bão thiết tha đối với sự nghiệp cứu nước của ông tuy chưa thành những đã để lại cho đời sau lòng yêu nước nồng nàn, là khí phách hiên ngang lòng dũng cảm và sự mến mộ, biết ơn.IV. Giá trị lịch sử, khoa học nghê thuật của di tích:Toàn bộ di tích , tư liệu địa phương đã được nghiên cứu về Nguyễn Biên là một nhân vật có công lao to lớn trong lịch sử đấu tranh giành độc lập đầu thế kỷ XV của dân tộc ta nói chung và những trang sử quật cường bất khuất của nhân dân Hà Tīnh nói riêng.Với tài năng và công lao của Nguyễn Biên ông đã được Lê Lợi phong làm Thượng tướng và được liệt vào hạng khai quốc công thần. Nguyên Biên là 1 con người ưu tú của dân tộc, tiêu biểu về truyền thống lao động cần cù tình yêu quê hương đất nước, chí khí kiên cường dũng cảm, lòng căm thù giặc sâu sắc và đã có công lao to lớn trong việc tập họp đoàn kết sức mạnh toàn dân chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Với tài thao lược, dũng cảm Nguyễn Biên đã cùng nghīa quân của mình góp sức cùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh Lam Sơn hoàn thành sứ mạng vẻ vang, quét sạch quân thù xâm luợc ra khỏi bờ cõi đất nước, đưa lại nền thanh bình cho Tổ quốc.Viêc bảo vệ gìn giữ di tích đền Thờ Nguyễn Biên có một giá trị vǎn hoá lịch sử rất lớn - đó là nơi khắc ghi công đức của một người có công lao to lớn trong lịch sử dân tộc. Người đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa và đã quy tụ dưới ngọn cờ Lam Sơn thề một lòng giết giặc cứu nước. Di tích được gìn giữ là một chúng cứ lịch sử quan trọng dể cùng với hệ thống di tích khác nghiên cứu về khởi nghĩa và cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm Lược trên đất nước ta nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng. "Phong trào chống giặc Minh của nhân dân Hà Tĩnh là một chỗ dựa vững chắc cho nghĩa quân Lam Sơn sau khi thắng lợi” Lê Lợi đã nhận xét như một bản tổng kết chiến cuộc "Đất xứ Nghệ thắng địa, linh xứ Nghệ thắng binh".(Lich sử Hà Tĩnh tập 1 NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 2000).Di tích Lịch sử đền thờ Nguyên Biên có một ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, chí khí quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân đân ta. Qua đó càng làm tǎng thêm lòng tự hào dân tộc kích lệ lòng yêu nước và động viên các thế hệ đem sức mình cống hiến xây dựng và bảo vệ quê hương .Hàng năm tại Di tích đền thờ Nguyễn Biên có các lễ: ngày 7 tháng Giêng là lễ Khai hạ; Ngày 15/6 âm lịch là lễ Kỳ phúc lục ngoạt; ngày 27/12 al là Lễ Tất niên; ngày 12/8 al là ngày giỗ. Đây là một biểu hiện sinh động, 1 tư liệu quý giá đóng góp cho việc nghiên cứu văn hoá truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng.Ngày 29/10/2003, đền Thượng Tướng Nguyễn Biên được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa thông tin.