(Theo quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 29/01/2013
của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
I. TÊN GỌI DI TÍCH: Đền Hữu Quyền
- Tên thường gọi trong nhân dân: Đền Tam toà.
II. ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH:
- Di tích Đên Hữu Quyền thời Nguyễn thuộc địa danh: làng Hữu Quyền, xã Thạch Khê Thượng, Tổng Vân Tán, phú Hà Hoa, tỉnh Hà Tīnh, sau này là làng Hữu Quyền, xã Cẩm Huy. Hiện thuộc tổ dân phố 1, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
- Di tích Đền Hữu Quyền nằm bên trái cạnh trục đường Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, được phân bố trên một khuôn viên rộng thoáng đãng với diện tích 2.3㎡ hướng về phía Tây Nam. Phía trước di tích là Quốc lộ 1A và cánh dổng ruộng lúa thẳng cánh cò bay, về phía Nam bên trái Đền là con hói Hữu Quyền chảy qua cầu Hữu Quyền trên Quốc lộ 1A, hợp lưu với dòng hói cháy từ địa phận xã Cẩm Quang vào rổi đổ ra sông Hội. Vị trí đển Hữu Quyển được người xưa chọn xây dựng ở vào thế đất hợp phong thủy “đặc thủ đắc địa”, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ - Đạo lộ thân quan khó có thể nơi nào có được...

III. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TÍCH
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là các làng Cát Khánh (Kẻ Gát), Cẩm Bào, Hữu Thượng, Hữu Quyền, Mỹ Hòa thuộc Tổng Vân Tán. Sau năm 1945 cùng với xã Cẩm Quang hiện nay lập thành xã Quang Huy, năm 1954 chia địa giới xã Quang Huy lập thành khu vực hành chính 2 xã là Cẩm Huy và Cẩm Quang. Ngày 01/01/2020 xã Cẩm Huy sát nhập vào thị trấn Cẩm Xuyên. Di tích lịch sử văn hóa có đền thờ Thượng Tướng Nguyễn Biên, Đền làng Hữu Quyền (hay còn gọi là đền Tam Tòa) thờ Lý Nhật Quang và Tô Hiến Thành, thời Lý. Đền Rú (núi) Trôốc, đển Cửa Miệu thờ thần tam lang, nay bi phá và hư hỏng cùng một số đển, chùa khác, hiện nay đã được phục hổi.
- Theo truyển thuyết của nhân dân địa phương kết hợp với các tư liệu lịch sử và khảo sát tại thực địa, di tích Đền Hữu Quyền có thể được xây dựng vào thời Lê, lúc đầu có thể là một ngôi miếu nhỏ thờ thần sau này đến thời Nguyễn đầu triều vua Gia Long Nguyễn Ánh (1802 - 1819) tu tạo lại và đến đời vua Minh Mạng (1820-1840) thấy phong cảnh sắc nơi đây có ngôi miếu thờ thần đã được xây dựng từ trước có địa thế đẹp và anh linh nên đã cho xây dựng thêm các hạng mục kiến trúc khác để dân làng thờ tự, vì vốn dĩ ngôi miếu này nằm trên trục đường thiên lý Nam Bắc và phong tặng 3 đạo sắc phong công nhận là đền thờ bản cảnh Thành Hoàng Tam Tòa Đại Vương Thượng Thượng đẳng thần tối linh vị tiền. Đền hư hỏng trong thời kỳ chiến tranh phá hoại vì nằm gần trục đường giao thông là trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá. Đến năm 2010 đền được nhân dân xây dựng lại trên nên móng cũ ngày xưa nhằm phục vụ nhân dân làm nơi sinh hoạt tâm linh của công đồng làng xã.
- Đền làng Hữu Quyền thờ Lý Nhật Quang và Lý Thái Úy Tô Đai Liêu - tức Tô Hiến Thành, làm thành hoàng làng, nên Đền còn có tên gọi là đền thờ Tam tòa Đại vương, một tước hiệu của Lý Nhật Quang, với tên hiệu: Tam tòa Đại Vương,tiết mông gia tặng thượng thượng thượng đẳng tôn thẩn vị tiên, tối linh từ. Ông là một nhà chính trị có tài, một tướng lĩnh tài ba, là con thứ 8 - của vua Lý Thái Tổ - một hoàng tử lỗi lạc được phong tước Uy Minh Vương. Năm 1039 vua cha cử ông vào thu thuế ở Châu Nghệ An, Ông làm việc chăm chỉ, thanh liêm, thẳng thắn. Mấy năm liền nổi tiếng tài giỏi, ông rất được nhân dân địa phương yêu mến, kính trọng. Năm 1041 Lý Thái Tông quyết định giữ ông ở lại coi giữ vùng đất Hoan Châu. Ông lập các trại, dựng kho lương thảo đủ để chu cấp cho quân sỹ di đánh phương Nam trong vòng 3 nǎm. Nhờ đó việc chinh phạt Chǎm Pa năm 1041 của vua Lý được thuận lợi. Khi trở vê nhà vua rất khen ngợi và thăng lên chức Vương. Là một nhà quân sự tài ba, ông còn là người có ý thức xây dựng kinh tế, tổ chức việc khai khẩn đất hoang mở mang bờ cõi. Trong những năm ở Hoan Châu ông đã mở thêm được 5 Châu, 22 trại, 56 sách. (Theo Trương Hữu Quỳnh – Phan Đại Doãn – Danh nhân lịch sử Việt Nam. NXB Giáo dục – Hà Nội 1987 tập 1, trang 47)
Ngày nay những vùng dất Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc,Thạch Hà,Cẩm Xuyên, Nghi Xuân…... là những vùng dấi khai khẩn dưới vương triều nhà Lý và sau này được các triểu vua Trần - Lê tiếp tục mở mang thêm. Hiện nay ở Hà Tīnh rât nhiêu nơi thờ Lý Nhật Quang làm thành hoàng làng. Trong đó có Đền Hữu Quyến để ghi nhó công lao cúa những người đã tiên phong mở cõi, đánh giặc ngoại xâm, giữ yên sự hưng thịnh thái bình cho muôn dân trăm họ.
- Về một nhân vật khác được thờ ở đển làng Hữu Quyên dó là Tô Hiến Thành, một trong những vương hầu nổi tiếng thời Lý. Ông còn có tước hiệu là Lý Thái Úy Tô Đại Liêu. Trong bài văn cúng bản gốc bằng chữ Hán đã được dich sang chữ Quốc ngữ hiện còn lưu giữ tại Đển Hữu Quyền ghi rõ: Cung thỉnh: Tam tòa đại vương tiết mông gia tặng thượng thượng thượng đẳng lôn thân vị tiền (tước hiệu của Lý Nhật Quang) và Lý Thái úy Tô Đại Liêu tiết mông gia tặng thượng thượng đăng tôn thần vị tiền (tước hiệu của Tô Hiến Thành).
Ông là vị quan đại triều từng giữ chức Thái phó, Thái úy thời Lý Anh Tông ( 1138 – 1175), Thái úy phụ chính thời Lý Cao Tông (1175 – 1210), có công rất lớn đối với vương triều nhà Lý và đất nước ta. Ông là một hiền tướng đời nhà Lý có công diệt giặ ngoài trị an trong, mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế, văn hóa nước Đại Việt dưới vương triều nhà Lý và là người trọng nghĩa và cương trực. Sử cũ chép rằng : Thế kỷ XI, XII là thời kỳ rực rỡ và hùng mạnh nhất của đế chế Khơme dưới thời trị vì của Vua Suryavaman II đã bành trướng và xâm lược hầu hết các tiểu vương quốc Đông Nam Á lục địa, lãnh thổ của đế chế phía Bắc vươn tới Luông Pha Băng (Lào), phía tây với vương quốc Chăm pa năm 1145. Sau khi xâm chiếm thành công Bắc Chăm pa, Vua Suryavaman II quyết định tiến công xâm lược Đại Việt với một đội quân hùng hậu 10 vạn người bao gồm cả quân Chăm pa đã tiến hành đánh ra khu vực phía Nam Đại Việt thuộc địa giới Hà Tĩnh ngày này, tuy nhiên Suryavaman II đã gặp phải tướng là Lý là Tô Hiến Thành đã đánh bại liên quân Khơme và Champa. Vua Suryavaman II bị chết trận và cũng nhờ sự kiện này mà đế chế Champa đã đánh đuổi được người Khơme ra khỏi lãnh thổ Miền Bắc của họ vào năm 1150.
- Với công lao to lớn đối với đất nước nên sau khi ông mất, là một vị phúc thần bảo trợ cho dân địa phương, là niềm tự hào của nhân dân Hà Tĩnh nói chung và dân làng Hữu Quyền nói riêng. Đối với Lý Nhật Quang và Tô Hiến Thành là những nhân thần có công lao khai khẩn đất hoang chiêu dân làng lập làng được nhân dân Hà Tĩnh trong đó có làng Hữu Quyền, lạp miếu thờ làm thành hoàng làng. Vì sự linh thiêng của ngôi đền nên các triều vua đã phong uy minh vương trác vĩ thượng thượng thượng đẳng tôn thần vị tiền và Lý Thái úy Tô Đại Liêu tiết
mông gia tặng thượng thượng đẳng tôn thần vị tiền.
Sau này làng chọn và rước các vị thần bản cảnh thành hoàng của làng như vị thần nông và những vị thần có công đối với làng qua các triều đại phong kiến về phối về phối thờ tại đền Hữu Quyền.

IV. SINH HOẠT VĂN HÓA TÍN NGHƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH
- Trước cách mạng tháng 8/1945 xã Thạch Khê Thượng, thuộc tổng Vân Tán xưa nay là TDP 1, thị trấn Cẩm Xuyên và các vùng lân cận tập trung tại đền Hữu Quyền để tổ chức tế lễ vào các dịp lễ hội trong năm. Lễ hội đền Hữu Quyền được tổ chức hàng năm vào ngày 25 tháng chạp (tháng 12) âm lịch. Dân làng tổ chức làm lễ sắp ấn, dựng nêu, cắm cờ cúng tết Nguyên Đán đến ngày 7 tháng Giêng (tháng 01) âm lịch làm lễ hạ cờ gọi là lễ khai hạ. Rằm tháng 6 âm lịch làm lễ cúng lục ngoạt, dân làng tổ chức rước các đạo sắc vua ban từ nhà sắc về đển để cúng tế. Rằm tháng 10 âm lịch tổ chức làm lễ cúng nếp mới tại miếu thờ thẩn nông. Ngoài ra nhân dân trong vùng còn tổ chức tại đển làng Hữu Quyển làm lễ cẩu đảo, thường đuợc tổ chúc vào những năm xảy ra thiên tai địch họa, hạn hán mất mùa dịch bệnh nhằm cẩu mong mưa thuận gió hòa quốc thái dân an. Các nghi lễ này thường dược cắt cử luân phiên nhau giữa các tổng Vân Tán, Mỹ Duệ, Thổ Ngọa, Lạc Xuyên thuộc phú Hà Hoa. Theo lời kể của các bậc cao niên thì các lễ hội này kéo dài dến những năm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 mới kết thúc.
V. KHẢO TẢ DI TÍCH
- Đền Hữu Quyền được xây dựng trên vùng đất cao ráo thoáng đãng bên cạnh Quốc lộ 1A, thời Nguyễn thuộc địa danh làng Hữu Quyền, xã Thạch Khê Thượng, tổng Vân Tán, huyện Cẩm Xuyên, phủ Hà Hoa, tỉnh Hà Tīnh, nay thuộc Tổ dân phố 1, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Theo các bậc cao niên của làng Hữu Quyền kể lại thì trước dây Đền Hữu Quyền là một ngôi đển có quy mô to lớn đồ sộ bao gôm một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm: Khu điện thờ chính, hai bên tả hữu có hai đền thờ, phía đông là đền thờ thần nông, phía tây là ngôi chùa thờ Phật. Toàn bộ quần thể kiến trúc trên quay vể hướng chính Nam, phía trước là đường Thiên Lý Bắc Nam và con hói Hữu Quyền chảy qua cầu Hữu Quyền họp lưu với dòng hói chảy từ địa phận xã Cẩm Quang rôi đổ ra sông Hội. Khu điện thờ chính được bao quanh bởi hệ thống tường bao cao được xây bằng đá. Phía trước là cổng tam quan, hai bên có hai cột nanh cao đổ sộ trên đỉnh cột nanh được đắp nổi hai con Nghê chầu, hai cổng phụ tả, hữu có vòm cuốn mái che. Phía trước hai bên tả hữu là hình voi ngựa chầu. Sau cổng chính là hệ thông tắc môn phía trước chạm nổi hình hổ phù, tiếp đến là khoảng sân rộng đến khu điện thờ bao gổm 3 tòa nhà, hạ điện, trung điện và thượng điện được kiến trúc theo hình chữ tam. Tòa nhà trung điện có kiến trúc cao to uy nghi hơn hai tòa hạ điện và thượng điện. Phía trước gần đường quan lộ có hai cột đá khác ghi dòng chữ Hán: Khuynh cái và Hạ mã. Nhắc nhở quan khách di qua trước đền - phải cởi nón xuống ngựa. Toàn bộ khuôn viên khu đền là một vùng cây côi rậm rạp, có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, suốt 4 mùa chim muông về đậu làm tổ tạo thêm không khí linh thiêng của ngôi đền. Trong chiên tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nơi đây là huyết mạch giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam, là trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ nên đền Hữu Quyển bị bom Mỹ tàn phá. Sau này năm 2002 nhân dân nơi đây đã góp tiền của công sức xây dụng tạm ngôi miếu nhỏ trên nền móng cũ ngày xưa của khu đền và đến năm 2010 khởi công xây dựng tôn tạo lại đển Hữu Quyển nhằm phục vu nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh trong cộng đổng làng xã.
- Toàn bộ khu di tích đển Hữu Quyển được xây dựng trên một khu đất rộng
trên 2.378㎡. Nhìn tổng thể di tích được kiến trúc ở vị trí cao, rộng và thoáng đãng. Đền ngoảnh về hướng tây nam, phía trước là Quốc lộ 1A, bên trái vể phía nam là con hói Hữu Quyển chảy qua cầu Hữu Quyền trên Quốc lộ1A qua địa phận xã Cẩm Quang và đổ ra sông Hội. Phía bên phải khu về hướng Bắc tiếp giáp với đường liên thôn nối liển với Quốc lộ IA và cánh dổng lúa trải rộng dài bao quanh phía sau khu di tích, xa xa vế phía dông là làng mạc dân cư đông đúc trù phú mang đậm dấu ấn của làng quê Việt. Đên Hữu Quyển bao gổm các bộ phận kiến trúc chính sau dây:
1. Cổng tru nanh:
Từ Quốc lô 1A di vào khoang 50m ta bắt gặp cổng trụ nanh cao lớn đồ sộ. Hai cột trụ nanh có kích thước kiến trúc và trang trí hoa vã giống nhau. Được xây dựng bằng vật liệu gạch, xi măng, phía trên mỗi cột nanh đắp nổi con nghê chầu bằng vật liệu xi măng, phía truóc và sau thân trụ chạm nổi họa tiết hình rồng trông tư thế leo vưon lên đỉnh trụ, có kích thúc cao 4.47m, trụ có kiến trúc vuông mỗi chiều rộng 0.50m. Mặt bằng trụ có kích thước chiểu dài 1.10m, chiểu rộng 0.60m, kích thước cửa 3.10m.
2. Hê thống tắc môn:
Cách cổng trụ nanh 5m vê phía trông sân đển được xây dựng tắc môn hình chữ nhật bằng vật liệu gạch, xi măng, hai đầu phía trên xây vát hai góc, có kích thước cao 1.93m, chiểu dài 2.95m. Mặt trước và sau tắc môn trang trí họa tiết hoa căn giống nhau, ở giữa là hình tròn chạm nổi họa tiết hình dắc gấp khúc, hai bên phía trên chạm nổi họa tiết hình hai con chim Phượng, phía dưới hình hai con rổng chẩu vào hình tròn ở giũa.
3. Nhà thượng diện:
Qua sân phía trước di tích là đến nhà Thượng điện được kiến trúc 3 gian hai hổi xây tường bít nóc, phía sau xây tường sát mái, phía trước mở 3 cửa vào 3 gian chính của ngôi nhà. Hai mái đổ bê tông phía trên hai mái gắn ngói vày giả cổ, đỉnh nóc mái đắp nổi họa tiết trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt, 4 góc mái đắp nổi đầu đao với họa tiết cá gáy hóa rồng bằng vật liệu xi măng.Khung cột, vì kèo 3 gian đều đổ bê tông sơn màu giả gỗ. Bao gồm 4 cột quân phía sau và 4 cột quân phía trước, ở giữa bao gổm 4 cột cái và hai cột trốn gian giữa, tiếp đến là hai cột cái ở hai đầu hồi nhà thượng điện.
Vê kết cấu kiến trúc gian giữa là hệ thống xà ngang thượng kê trên cột đấu tiếp đến là xà ngang hạ nối với cột cái phía trước và con kê cột trốn phía sau. Hệ thống thượng lương được đổ thanh dầm bê tông giả gỗ kéo dài suốt 3 gian còn lại mỗi mái được đổ hai dẩm bê tông kiểu xà gô gia gỗ suốt 3 gian.Hệ thống xà dọc cũng dược đổ bê tông giả gỗ nối liên kết các vì kèo lai vói nhau. Phía ngoài duợc đổ 4 trụ bằng bê tông do 4 góc mái của nhà thưọng dien.
Vê kích thước mặt bằng nhà thượng diện có chiểu dài 7.60m, chiều rộng 6.10m. Gian giữa rộng 2.10m, hai gian hồi có kích thước giống nhau rộng 2m. Kích thước cột cái có đường kính 0.50m, cao 3.65, cột quân cao 2.80m. Tường hai hồi nhà cao 4.50, dày 0.20m, tuòng phía sau cao 3.40m, dày 0.20m.Nên nhà được lát gạch men màu nâu xám.
Phía trước nhà Thượng điện là hệ thống hành lang và mở 3 cửa vào 3 gian chính nhà thượng điện. Mỗi cửa được làm bằng 4 cánh kiểu pa nô trụ xoay bằng gỗ lim, phía trên tạo dáng soong đũa, phía dưới ván thưng. Mặt trước phía trên ở gian giữa được chạm khắc họa tiết hình chim Phượng đội bức cuốn thư ở giữ để 3 chữ Hán: Hữu Quyền từ (đền Hữu Quyền). Phía trên hai gian hồi chạm hình Chim Phượng. Về kích thước cửa gian giữa rộng 2.10m, cao 2.40m, hai gian đầu hồi có kích thước giống nhau rộng 2m.
* Bài trí nội thất nhà thượng điện:
- Gian giũa xây bê thờ 3 cấp kiêu hương án giả cổ bằng gạch xi măng sơn màu nâu. Phía trước chạm khắc hình hổ phù xung quanh là họa tiết hình mây cách điệu, phía trên bệ thờ trong cùng bày long ngai bài vị bàng gỗ sơn son thếp vàng tiếp đến bài trí các đổ tế khí như đèn nến, bát hương bộ tam sự bằng đổng và gỗ sơn son thếp vàng. phía trước đặt hai lọ hoa bằng chất liệu sứ màu trắng nền trang trí các họa tiết màu xanh lam giả cổ.
- Hai gian hồi phía Tây và Đông được cấu trúc giống nhau theo kiểu bệ thờ 3 cấp kiêu hương án giả cổ, mặt trước trang trí họa tiêt cây cô thủ, hoa lá, dây leo cách điệu xây gạch, xi mǎng, sơn màu giả gỗ, có kích thước giống nhau, phía trong bài trí long ngai bài vị bằng gỗ sơn son thếp vàng, bệ thờ cấp giữa và ngoài cùng bài trí các đổ tế khí như, bát hương, cọc đèn, bộ tam sự bằng gỗ sơn son thếp vàng kiểu giả cổ. Phía trước đặt bộ độc bình cao 1m bằng chất liệu sứ men trắng ngà, trang trí họa tiết hoa văn màu xanh lam giả cổ.
VI. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ PHÂN BỔ HIỆN VẬT TẠI DI TÍCH:
1. Gian giữa:
Cọc đèn
(ĐHQ.TĐ.01)
|
Long ngai bài vị
(ÐHQ. TÐ.02)
|
Cọc đèn
(ĐHQ.TĐ.03)
|
|
Mâm chè
(ÐHQ.TÐ.04)
|
|
|
|
|
|
|
|
Bát hương
(ĐHQ.TĐ.05)
|
Bộ tam sự
(ÐHQ. TÐ.06)
|
|
Cọc đèn
(ĐHQ.TĐ.07)
|
Long ngai bài vị
(ÐHQ.TÐ.08)
|
Cọc đèn
(ĐHQ.TĐ.09)
|
|
|
Độc bình
(ĐHQ.TĐ.11)
|
Bộ tam sự
(ÐHQ. TÐ.12)
|
Độc bình
(ĐHQ.TĐ.13)
|
|
2. Gian trái: (phía Nam)

3.Gian Phảii: (phía Bắc)

VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC, THẨM MỸ CỦA DI TÍCH:
Di tích Đền Hữu Quyền là một di tích lịch sử văn hoá có giá trị gắn liền với các danh nhân lịch sử như Lý Nhật Quang, Tô Hiến Thành thời Lý cùng các vị thần bản cảnh thành hoàng làng phù hộ cho dân cho nước được nhân dân tôn thờ làm thành hoàng. Những nhân thân những người đã có công trong công cuộc đánh giặc giữ nước khai khẩn đất hoang, chiêu dân lập ấp, mở mang bờ cõi vùng biên ải phía Tây Nam của quốc gia Đại Việt dưới các triểu đại phong kiến nhà Lý và Vương Triều Nguyễn.
Di tích Đển Hữu Quyền trước đây là một công trình kiến trúc đồ sộ có quy mô to lơan, còn lưu giữ các tài liệu hiện vật có giá trị gắn lển với các danh thân thời Lý như Lý Nhật Quang, Tô Hiến Thành và sau này đến thời Nguyễn được tu bổ và xây dụng thêm các hạng mục công trình kiến trúc của một ngôi đển lớn, nhưng rất tiếc đã bị bom Mỹ phá hoại trong chiến tranh. Hiện nay dược nhân dân phục hồi lại nguyên giá trị để xứng đáng với công lao của các vị thân được thờ tại đền Hữu Quyền và là một công trình mang đậm dấu ấn của sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng nhằm giáo dục truyển thống yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Đền Hữu Quyền đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. (Theo quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).