QUY ĐỊNH VỀ HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xảy ra trong một số trường hợp nhất định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bài viết dưới đây, NPLaw làm rõ hơn về vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhé. 
I. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. 
II. Các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Các trường hợp hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồ:
Trường hợp 1: Hủy Giấy chứng nhận trong trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người nhưng không thu hồi được Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Hủy Giấy chứng nhận trong trường hợp người sử dụng đất bị mất Giấy chứng nhận có yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp 3: Hủy Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định.
Trường hợp 4: Hủy Giấy chứng nhận trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 7 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
III. Thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Hồ sơ
Trường hợp khởi kiện dân sự:  Trong trường hợp này, ta sẽ khởi kiện chính người có tên trên sổ đỏ
Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Biên bản hòa giải tại xã và tất cả tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền bị xâm phạm.
Trường hợp khởi kiện hành chính: Quyết định hành chính về quản lý đất đai thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính bao gồm:
  • Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
  • Cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
Do đó, có thể khởi kiện vụ án hành chính về đất đai để hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015, khi khởi kiện vụ án hành chính thì tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định sau:
  • Người khởi kiện chuẩn bị đơn khởi kiện theo Mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
  • Kèm theo đơn phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện bị xâm phạm.
2. Thủ tục
Có 2 hướng khởi kiện trong trường hợp này là: Khởi kiện Dân sự và Khởi kiện Hành chính. 
  • Trong trường hợp này, ta sẽ khởi kiện chính người có tên trên sổ đỏ. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; thì đối tượng tranh chấp lúc này là bất động sản nên chỉ có Tòa án huyện nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.
  • Đối với thủ tục khởi kiện trong trường hợp này có một điều kiện đặc biệt đó là: Người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp trước tiên phải gửi đơn yêu cầu hòa giải đến UBND xã nơi có bất động sản tranh chấp theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
  • Trường hợp hòa giải không thành: Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”
Do đó, khi hòa giải không thành người bị xâm phạm quyền lợi mới được quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân được xác định theo Luật tố tụng Hành chính (gồm Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có bất động sản để giải quyết theo thủ tục chung.
Quy trình khởi kiện gồm các bước sau:
  • Hòa giải tại UBND cấp có thẩm quyền (trong trường hợp bắt buộc hòa giải).
  • Khởi kiện tại TAND có thẩm quyền
  • Tòa án thụ lý đơn khởi kiện và chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm
  • Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
Trường hợp khởi kiện Hành chính
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện
  • Chuẩn bị đơn khởi kiện
  • Xác định thẩm quyền
Tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất vì:
  • UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính do UBND cấp huyện ban hành (theo khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013).
  • Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (theo khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015).
Phương thức nộp đơn
Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý
Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai, chứng từ cho Tòa án để ghi vào sổ thụ lý, trừ trường hợp được miễn.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử 01 lần nhưng không quá 02 tháng (theo khoản 1 và khoản 3 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015).
Bước 4: Xét xử
Bước 5: Thi hành án
3. Cơ quan có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
Theo khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng tại Điều 31, Điều 32 của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 108.393
Trong năm: 7.273
Trong tháng: 6.010
Trong tuần: 4.269
Trong ngày: 270
Online: 0