Hợp đồng chuyển nhượng đất chỉ chứng thực tại xã có được công nhận?

Hợp đồng chuyển nhượng đất chỉ chứng thực tại xã có được công nhận?

1. Hợp đồng chuyển nhượng chỉ chứng thực tại xã có được công nhận?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng đất dù công chứng hay chứng thực thì đều có giá trị pháp lý như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.
Theo đó, người dân hoàn toàn có thể ra Uỷ ban nhân dân (UBND) xã để thực hiện chứng thực. Việc chứng thực thay vì công chứng hợp đồng không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý khi sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng.
Do vậy có thể hiểu, hợp đồng chuyển nhượng đất chứng thực tại xã vẫn được công nhận hiệu lực pháp lý. Và tùy thuộc vào khoảng cách địa lý, việc đi lại, chi phí và nhu cầu thực hiện mà các bên chuyển nhượng có thể lựa chọn hình thức công chứng hay chứng thực.
Theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng và việc chứng thực được thực hiện tại UBND cấp xã.
Tuy nhiên người dân cần lưu ý, việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi sang tên Giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi thực hiện tranh chấp, khởi kiện. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các bên nên lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất.
2. Nên công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất?
Mặc dù pháp luật quy định người dân có thể lựa chọn công chứng, chứng thực tùy theo điều kiện và nhu cầu các bên chuyển nhượng, song người dân cần lưu ý những ưu điểm, nhược điểm quan trọng sau của công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng chuyển nhượng.
  Công chứng Chứng thực
Khái niệm Là việc công chứng viên tại Văn phòng/Phòng công chứng:
- Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản;
- Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ.
(Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng số 53/2014/QH13)
Là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)
Thẩm quyền Phòng công chứng, Văn phòng công chứng nơi có đất. Có thể thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây nơi có đất:
- Phòng Tư pháp
- UBND xã, phường
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
- Công chứng viên
Bản chất - Đảm bảo nội dung của hợp đồng, giao dịch chuyển nhượng đó.
Công chứng viên là người chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro.
- Chủ yếu là chứng nhận sự việc, chú trọng về mặt hình thức mà không không đề cập đến phần nội dung.
- Chứng nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung.
 
Giá trị pháp lý Có giá trị pháp lý cao hơn:
- Hợp đồng khi đã được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành với tất cả các bên liên quan.
- Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.
Ví dụ: bên mua phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính, bên bán phải có trách nhiệm bàn giao Sổ đỏ thật…
- Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ. Theo đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng sẽ không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Chỉ có giá trị chứng minh:
  • Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng
  • Năng lực hành vi dân sự
  • Ý chí tự nguyện
  • Chữ ký, dấu điểm chỉ các bên.
Không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch.
Do vậy, khi có tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa, nguyên đơn buộc phải có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng.
Chi phí Cao hơn, bao gồm phí công chứng theo giá trị hợp đồng, giao dịch và thù lao soạn thảo theo mức trần tùy từng tỉnh thành.
Xem chi tiết tại: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất
 
Phí chứng thực: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC)
3. Thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất tại UBND xã
 Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, khi thực hiện chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì cần xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau để đối chiếu:
- Giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu còn giá trị sử dụng…)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và mang đầy đủ hồ sơ ra UBND xã, phường nơi có đất để yêu cầu chứng thực.
Lưu ý: Các bên tham gia giao dịch phải ra trực tiếp UBND xã, phường để chứng thực hợp đồng.
Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ hoặc người thực hiện chứng thực sẽ kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, kiểm tra năng lực hành vi dân sự (minh mẫn trong nhận thức, làm chủ được hành vi) và tính tự nguyện của giao dịch.
Nếu chưa đầy đủ hồ sơ hay phát hiện các bên giao dịch thiếu năng lực dân sự, thiếu minh mẫn trong nhận thức hoặc bị ép buộc giao dịch thì việc chứng thực sẽ không được thực hiện.
Nếu đầy đủ hồ sơ và năng lực dân sự thì chuyển qua bước 03.
Bước 3: Các bên ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người một trong hai bên không biết viết, không ký được thì phải điểm chỉ.
* Trường hợp không thể nghe, không thể ký hay điểm chỉ: phải có 02 người làm chứng.
Người làm chứng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không liên quan đến quyền lợi hay nghĩa vụ của hợp đồng, giao dịch. Người làm chứng đó sẽ do người yêu cầu chứng thực bố trí.
* Trường hợp không thông thạo tiếng Việt: phải có phiên dịch.
Người phiên dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch sẽ do người yêu cầu chứng thực mời hoặc chính cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định.
Thù lao phiên dịch: do người yêu cầu chứng thực trả.
Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang của hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
Bước 4: Người thực hiện chứng thực sẽ làm lời chứng tương ứng với hợp đồng theo mẫu quy định.
Bước 5: Nộp phí chứng thực và nhận lại hợp đồng.
Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc.
Phí chứng thực: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch. 

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 108.006
Trong năm: 6.886
Trong tháng: 5.627
Trong tuần: 3.882
Trong ngày: 801
Online: 0