Sáng ngày 22/1/2021 (nhằm ngày mùng 10/12 âm lịch), UBND thị trấn Cẩm Xuyên long trọng tổ chức Lễ giỗ Công chúa Lê Bà tại Đền Bà thuộc tổ dân phố 4, thị trấn Cẩm Xuyên.


Về tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Đình Phi, HUV, Bí thư, chủ tịch UBND cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thị và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn toàn thị, con em xa quê về tham dự.

 Đền Cẩm Bào được xây dựng vào thế kỷ XVII dưới thời vua Lê Ý Tông (1665) để thờ công chúa con của vua Lê Thần Tông. Tương truyền công chúa  là người con gái có tài sắc vẹn toàn và nhân gian thường gọi là công chúa Lê Bà. Công chúa Lê Bà là người đã xa giá theo vua Lê Thần Tông, chúa Trịnh và các vị tướng lĩnh vào Quảng Bình trong cuộc nội chiến phân tranh Trịnh – Nguyễn tại Quảng Bình. Khi quân Trịnh thất bại và rút quân về vùng đất Kỳ Hoa phòng thủ. Thấy binh lính đói khổ, nhân dân li tán, công chúa Lê Bà đã cùng với  tướng lĩnh chiêu tập nhân dân, binh lính tổ chức khai khẩn đất đai để sản xuất, trong đó đã khai khẩn 370 mẩu ruộng tại làng Cẩm Bào, nay là Thị trấn Cẩm Xuyên  rồi chia đều cho dân theo chế độ công điền, công thổ và xây dựng làng mạc trù phú.
 

        Ghi nhận công lao của công chúa Lê Bà, vua Lê đã ban thưởng cho bà một chiếc áo Gấm. Bà đã chọn vùng đất làng Cẩm Bào xưa nay là tổ dân phố 4 thị trấn Cẩm Xuyên để đặt áo vua ban làm lễ tế công. Tên làng Cẩm Bào cũng vì thế mà có từ đó. Để ghi nhớ công ơn của bà, sau khi bà mất nhân dân làng Cẩm Bào đã lập đền thờ và tôn bà làm thành hoàng của làng mình. Công chúa Lê Bà đã được các vưa Tự Đức, Khải Định, Đồng Khánh, Thành Thái ban nhiều sắc phong, trong đó đạo sắc của vua Tự Đức ghi rõ :
                                             “Lê Bà Thánh Mẩu nhất nương.
                                           Sắc phong bản cảnh thành hoàng ”
                                                              ( Tự Đức tam thập nhi niên)
 

z2292162609486 d3971f527efe018eab0b925a4bdddcba
Lễ dâng hương tại Lễ giỗ Công chúa Lê Bà 



       Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đền thờ Cẩm Bảo đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đặc biệt năm 1948 đền trở thành nơi hợp tự của 8 ngôi đền, chùa trong vùng, trong ngày hợp tự, nhân dân địa phương đã rước 7 bức tượng Phật và một số hiện vật quý  khác về tại đền, đáng tiếc là do công tác bảo quản không tốt, do sự biến thiên của thời tiết, đến nay các hiện vật bị hư hại, chỉ còn lại bát hương cổ. Trong hàng trăm năm qua, đền là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng, đặc biệt hàng năm vào ngày giỗ công chúa Lê Bà ( ngày 10 tháng 12 AL)  được tổ chức rất long trọng và nhân dân địa phương về dự lễ rất đông.
    Không chỉ có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, mà đền Cẩm Bào còn là một địa chỉ hoạt động cách mạng của địa phương, nơi thành lập chi bộ Đảng của làng Cẩm Bào, nơi tập hợp lực lượng, cất giấu vũ khí trong hai cuộc khánh chiến chống Pháp và Mỹ.
  

   Đền Cẩm Bào được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đã khẳng định giá trị lịch sử, giá trị  văn hóa của ngôi đền, qua đó góp phần giáo dục các thế hệ hôm nay và mai sau, gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc và biết phát huy truyền thống lịch sử. 

3c6a459c187be825b16a
Bàn lễ giỗ được chuẩn bị chu đáo


Cứ đến ngày 10/12 âm lịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên và bà con nhân dân tổ dân phố 4 lại long trọng tổ chức lễ giỗ Công Chúa Lê Bà theo nghi thức truyền thống của địa phương. Lễ giỗ Công chúa Lê Bà được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công đức của công chúa Lê Bà đối với dân tộc, góp phần bảo tồn, gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa; giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ,  đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân, là dịp để con cháu tưởng nhớ và ghi công công chúa Lê Bà.


 

Ban biên tập:


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 109.556
Trong năm: 8.436
Trong tháng: 6.993
Trong tuần: 5.150
Trong ngày: 282
Online: 0