7 ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN TRONG PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
7 ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN TRONG PHÒNG NGỪA DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Thời gian qua, việc tuân thủ An toàn sinh học một cách không triệt để tai các địa phương đã khiến cho dịch bênh ASF không những không bị dập tắt mà còn lây lan ra các vùng khác. Vẫn còn rất phổ biến tình trạng vận chuyển heo bệnh và sản phẩm heo bệnh giữa các vùng; vứt heo chết ra môi trường; cho heo ăn thức ăn thừa từ nhiều nguồn không qua nấu chín; người và xe tự do ra vào trại mà không qua sát trùng đúng quy định... Có thể nói, chưa bao giờ ngành chăn nuôi nước ta phải đối mặt với một loại dịch bệnh nguy hiểm như ASF. Trong bối cảnh chưa có vắc xin và thuốc chữa, việc thực hiện các giải pháp An toàn sinh học một cách tuyệt đối là “chìa khóa” duy nhất để bảo vệ đàn lợn của các trang trại và nông hộ.Dưới đây là những khuyến cáo để giúp bà con phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi: 7 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM1. Không vận chuyển heo bệnh và các sản phẩm heo bệnh qua vùng khácTheo đó, người chăn nuôi tuyệt đối không bán hoặc đưa heo ốm, chết ra khỏi trại. Heo chết cần được xử lý ngay trong khuôn viên của trại theo qui định của thú y, để giảm thiểu rủi ro, nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các trang trại khác. Bán giết mổ heo ốm, heo chết là hành vi vi phạm pháp luật. 2. Không cho heo ăn thức ăn thừa không qua nấu chínBởi lẽ, trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp, quán ăn, các cơ sở sản xuất thực phẩm có thể lẫn thịt heo, và các sản phẩm chế biến từ heo nhiễm virus ASF (do heo nhiễm virus ASF 3-5 ngày trong thời gian ủ bệnh chưa phát bệnh nhưng có khả năng có virus). Sử dụng thức ăn thừa không được đun nấu cho heo ăn có nguy cơ nhiễm virus ASF rất cao. Ở Trung Quốc và Việt Nam đã ghi nhận nhiều ổ dịch ASF ở các nông hộ, trang trại nhỏ xảy ra do sử dụng thức ăn thừa cho heo ăn trực tiếp mà không qua xử lý nhiệt . 3. Không tự do ra vào trại, cụ thể, cấm người chăn nuôi bên ngoài, người tiếp xúc với heo (người mua bán, vận chuyển heo vào trại).Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải qua cách ly 72 giờ theo quy định mới được vào trong trại. Hạn chế tối đa các loại xe ra vào trại, nếu bắt buộc phải cho xe vào trại thì xe phải được khử trùng theo quy định nhằm đảm bảo xe được vô trùng. Tuyệt đối cấm xe chở heo, chở phân, vỏ bao, xe cám, thuốc vào trong khu vực chăn nuôi. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly và dừng đỗ tại những nơi quy định. Việc xuất bán heo tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán heo. 4. Không nhập heo vào trại mà không nuôi cách ly.Các trại khi thiết kế đều bắt buộc phải có khu cách ly, và mỗi khi nhập heo mới về thì phải cho cách ly ít nhất 30 ngày để đảm bảo heo được an toàn về bệnh dịch sau khi cắt đàn và loại bỏ nguy cơ mang mầm bệnh vào trại từ bên ngoài. 5. Không mang thức ăn không rõ nguồn gốc từ bên ngoài vào trại.Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ lây nhiễm vào trại và nên trang bị thiết bị khử trùng thực phẩm bằng tia UV, hoặc Ozone hay xử lý nhiệt trước khi mang vào khu vực bếp, nhà ăn riêng của trại. 6. Không đi từ nơi bẩn tới nơi sạch trong trại để tránh lây nhiễm chéo.Tuyệt đối không được di chuyển từ khu cách ly, khu xử lý nước thải, chất thải và khu xử lý heo bệnh chết đi ngược lại khu heo khỏe. Nguyên tắc di chuyển trong trại là đi từ khu heo con sơ sinh đến khu heo chuẩn bị cai sữa, từ khu heo có ngày tuổi nhỏ đến heo có ngày tuổi cao, đi từ khu heo con sang heo thịt. Khuyến cáo trước khi di chuyển từ dãy chuồng này sang chuồng khác phải thay quần áo, sát trùng ủng và tay, để tránh nhiễm chéo. Trong tình hình dịch, biện pháp tốt nhất là không cho người đi qua lại và sử dụng dụng cụ chung giữa các dãy chuồng, tốt nhất 01 người quản lý 01 dãy chuồng. 7. Không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo chết. Không vứt heo chết ra môi trường.Bởi vì khi giết mổ heo tại trại không có đủ điều kiện quản lý an toàn sinh học nên dịch, máu và sản phẩm của heo có thể đi ra môi trường, thông qua nguồn nước và các trung gian gây nhiễm bệnh như con người, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi, côn trùng.. virus bệnh Dịch tả heo có thể theo đó lây lan nhanh chóng. Khi phát hiệu heo có triệu chứng bệnh ASF, cần thông báo tới thú y địa phương để được hỗ trợ xét nghiệm và nếu phát hiện ổ dịch, được hướng dẫn tiêu hủy theo đúng quy định. 7 ĐIỀU CẦN LÀMVệ sinh sát trùng tiêu độc thường kỳ trong trại bằng các thuốc sát trùng như Virkon S, Aldekon Des FF (Xem hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất). Khuyến cáo tổ chức sát trùng hằng ngày, cụ thể 01 lần/ ngày đối với khu vực có bệnh, và 3 lần / tuần đối với khu vực sau dịch . Cần rắc vôi định kỳ các khu jhành lang trại, đường đi khu vực xung quanh trại.1.Lập hàng rào cơ học ngăn ngừa sự xâm nhập của người lạ, vật truyền bệnh.Trại heo phải có hàng rào ngăn không cho người lạ không có phận sự đi vào trại, cũng như tất cả gia súc gia cầm, chim chuột đi vào trại.2. Vệ sinh sát trùng toàn bộ các phương tiện thiết bị mang vào trong trại.Tất cả các dụng cụ, phương tiện trước khi nhập vào trại phải qua hệ thống sát trùng và khử trùng để tránh mầm bệnh đi vào trại, cũng như khi mang vật dụng ra khỏi trại. 3. Thay quần áo, giày dép, tắm rửa, sát trùng trước khi ra vào trại.Người và trang thiết bị cá nhân trước khi đi vào, và đi ra khỏi trại phải tắm rửa, sát trùng để tránh mầm bệnh từ ngoài vào trại và mầm bệnh từ trại ra môi trường ngoài. 4.Báo cáo thú y và chính quyền trước khi nghi ngờ heo có triệu chứng bệnh ASF.Khi heo có biểu hiện bệnh nghi ngờ ASF thì phải báo cáo ngay thú y, hay chính quyền địa phương để kết hợp phòng chống hiệu quả, tiêu độc khử trùng không cho virus phát tán ra ngoài.5.Xử lí nước bằng Chlorine trước khi cho heo uống.Tuyệt đối không sử dụng nước sông dùng cho chăn nuôi: Mầm bệnh có thể tồn tại trong nước trong 60 ngày, nên phải xử lý nước giống như nước sinh hoạt trước khi sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi. Đối với các trại sử dụng nước mặt (Ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết xuống ao sử dụng nước cho chăn nuôi (Xử lý nước, tiệt trùng trùng như nước sinh hoạt trước khi tắm heo và sử dụng trong trại).6.Tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng an toàn từ các nhà cung cấp có uy tín, có quy trình ATSH chặt chẽ ở tất cả các khâu nguyên liệu, sản xuất, lưu kho và vận chuyển.., chủng ngừa đầy đủ các vắc xin cần thiết.Theo nghiên cứu của tổ chức thú y thế giới (OIE) và tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), những heo rừng có sức khỏe tốt, sức đề kháng tốt thì ít có nguy cơ nhiễm bệnh ASF hơn heo có sức khỏe yếu. Nên ngoài việc thực thi an toàn sinh học tuyệt đối thì việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng heo bằng chế độ dinh dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng giúp heo khỏe mạnh có khả năng hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.